KHÁM PHÁ SỨC CỘNG HƯỞNG CỦA THƯƠNG HIỆU VÀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

Khi được hỏi làm thế nào để xây dựng văn hóa doanh nghiệp, nhiều người sẽ ngay lập tức gợi ý về các chính sách phúc lợi hào phóng, như kiểu của Starbucks, hoặc cho phép nhân viên mặc trang phục thoải mái tùy ý thích như cách hãng hàng không Southwest Airlines đã làm. Nhưng hiếm khi có ai bắt chước Amazon khuyến khích nhân viên phản biện với quản lý hoặc chính sách giảm biên chế 10% một năm như Jack Welch đã làm ở GE.
 
Dù sao thì trên thực tế, văn hóa không phải là thứ có thể sao chép được. Những công ty trên hùng mạnh vì văn hóa của họ phù hợp với chiến lược, định hướng riêng- từ đó tạo nên các kết quả phi thường.
Các nhà lãnh đạo hiểu rằng văn hoá công ty đa dạng và mạnh mẽ sẽ góp phần tạo ra một thương hiệu mạnh và khác biệt - và rằng một thương hiệu mạnh có thể hỗ trợ và thúc đẩy một nền văn hoá xuất sắc.
 
7-Habits.jpg
 
Văn hoá công ty đa dạng và mạnh mẽ sẽ góp phần tạo ra một thương hiệu mạnh và khác biệt - và ngược lại, một thương hiệu mạnh có thể hỗ trợ và thúc đẩy một nền văn hoá xuất sắc.

Không quan trọng là văn hóa công ty bạn mang tính ôn hòa hay cạnh tranh, cảm tính hay lý tính. Một khi thương hiệu và văn hóa công ty cùng được thúc đẩy bởi một mục đích và giá trị chung, và bạn kết hợp được chúng thành một hướng dẫn duy nhất cho công ty, bạn sẽ trở thành người chiến thắng trong cuộc chiến thu hút khách hàng và nhân viên. Đó cũng là nền tảng cho khả năng thích ứng trong tương lai khi tổ chức gặp những sự cố, giúp tổ chức tiếp tục hoạt động với tính toàn vẹn và xác thực.
 
Khi bạn bắt đầu nghĩ và vận hành theo những cách độc đáo tử bên trong, bạn có thể thể hiện được bản sắc và hình ảnh độc đáo bạn mong muốn ra bên ngoài. Bạn cần có những nhân viên thấu hiểu và nắm bắt những giá trị riêng biệt của tổ chức, những điều tạo nên sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh, và tính cách thương hiệu độc đáo công ty muốn bộc lộ. Nhân viên của bạn phải được trao quyền để diễn giải và củng cố những điều này theo cách của họ. Để đạt được những điều này, bạn phải xây dựng một nền văn hóa doanh nghiệp mang thương hiệu rõ ràng, mạnh mẽ và đặc biệt.
 
Nếu văn hoá và thương hiệu công ty của bạn không cộng hưởng nhau, hệ quả là tổ chức có thể có những nhân viên vui vẻ, năng suất nhưng luôn tạo ra những kết quả “lạc trôi”.
Ví dụ, tại một chuỗi cửa hàng tạp hóa tôi đã có dịp làm việc cùng, ở đó nhân viên chìm đắm trong một văn hóa hoạt động đề cao tính hiệu quả và năng suất. Trong khi ngành bán lẻ đang hướng tới dịch vụ khách hàng và quản lý đơn hàng, công ty đã bị tụt lại phía sau, vì nhân viên chỉ tập trung vào tăng vòng xoay hàng tồn kho và chỉ số bán hàng.
Đó là thực tế, dù văn hóa có quan trọng đến mấy mà không phù hợp với thương hiệu thì công sức cũng đổ sông đổ biển.

7-habits-franklincovey.jpg
 
Nếu văn hoá và thương hiệu công ty của bạn không cộng hưởng nhau, hệ quả là tổ chức có thể có những nhân viên vui vẻ, năng suất nhưng luôn tạo ra những kết quả “lạc trôi”.

Với một “hệ điều hành” thống nhất cho cả văn hóa và thương hiệu sẽ giúp bạn thu được nhiều lợi ích: Một đội ngũ liên kết và tập trung, không ai tốn nhiều thời gian và năng lượng để tìm ra những việc cần làm hoặc làm thế nào để hành động. Bộ phận nhân sự sẽ không còn tốn sức để giải mã kỹ năng và hành vi nào là cần thiết cho tương lai hoặc tìm ra một hệ thống đánh giá những điều không đồng bộ với giá trị của công ty.
Các phòng bán hàng và tiếp thị sẽ không còn mâu thuẩn nhau nữa, mỗi bộ phận có nhiệm vụ riêng nhưng tất cả mọi người đều tập trung vào các ưu tiên như nhau.
 
Làm thế nào để biết văn hóa và thương hiệu của tổ chức đang không cộng hưởng nhau?

Dấu hiệu rõ ràng nhất đó là sự ngắt kết nối giữa trải nghiệm của nhân viên và trải nghiệm khách hàng. 

Tức là nếu cách bạn tạo sự cam kết với những nhân viên quá khác biệt với cách bạn mong những nhân viên thu hút khách hàng, thì đó là vì tổ chức đang hoạt động với hai bộ giá trị khác nhau.
Ở đây không chỉ là những dấu hiệu rõ ràng trực quan như cách đối xử giữa nhân viên và quản lý, mà là các nguyên lý thiết kế trải nghiệm cho nhân viên và khách hàng phải tương đồng nhau.
Nếu bạn muốn liên tục giới thiệu sản phẩm và công nghệ mới, hãy nuôi dưỡng tinh thần thử sai- học hỏi cho đội ngũ nhân viên và khuyến khích họ trải nghiệm các tiện ích mới nhất.
Hoặc nếu thương hiệu của công ty khác biệt bởi bộ nhận diện và cảm xúc của sản phẩm, dịch vụ, thì hãy truyền cảm hứng cho nhân viên say mê với thiết kế và sáng tạo.
Bạn đâu thể nào kì vọng họ sẽ cho khách hàng biết tới những lợi ích nếu họ không tự mình trải nghiệm và cảm nhận chứ, phải không?
 
 franklincovey-7-habits.jpg
 
Bạn đâu thể nào kì vọng nhân viên sẽ cho khách hàng biết tới những lợi ích ưu việt của sản phẩm, dịch vụ nếu họ không được tự mình trải nghiệm và cảm nhận chứ, phải không?

Một chỉ số khác về sự không phù hợp giữa văn hoá và thương hiệu là thiếu thấu hiểu và gắn bó với thương hiệu giữa chính những người trong tổ chức.

Nhân viên của bạn nên hiểu điều gì làm cho thương hiệu tổ chức khác biệt và đặc biệt từ quan điểm của khách hàng. Họ phải hiểu rõ khách hàng mục tiêu là ai, cũng như mong muốn và nhu cầu của họ.
Các nhân viên sẽ dùng mục tiêu và giá trị hướng tới của tổ chức như một “màng lọc” để ra quyết định và hiểu  được cách thức họ đóng góp vào trải nghiệm tuyệt vời của khách hàng - ngay cả khi họ không liên hệ trực tiếp với khách hàng.
Nếu những người trong tổ chức nghĩ rằng việc xây dựng thương hiệu chỉ là trách nhiệm riêng của bộ phận Marketing thì văn hóa của bạn đã thiếu tính toàn vẹn tích hợp của thương hiệu.
 
Để giải quyết những thiếu sót này và gắn kết thương hiệu và văn hóa doanh nghiệp, hãy bắt đầu bằng việc xác định rõ ràng khát vọng thương hiệu của bạn.

Bạn muốn thương hiệu công ty được biết đến với hình ảnh hiệu suất cao và đáng tin cậy? Hay bạn muốn thách thức cách làm việc hiện có bằng cách định vị thương hiệu như một “siêu đổi mới”? Hay bạn muốn thương hiệu tạo ra được tác động xã hội hoặc ảnh hưởng tích cực đến môi trường?
 
Một khi đã biết mục đích của thương hiệu, bạn có thể xác định những giá trị mà doanh nghiệp nên theo đuổi.
 
Những gì bạn xây dựng bên trong doanh nghiệp sẽ liên kết chặt chẽ với những gì bạn muốn mọi người nhận được từ bên ngoài.
Khi thương hiệu và văn hóa của doanh nghiệp gắn kết và cộng hưởng với nhau một cách chính xác và chất lượng, bạn sẽ cải thiện được khả năng cạnh tranh của công ty cũng như sự trung thành của khách hàng bằng những giá trị vô hình mà không thể sao chép.Và cả tổ chức sẽ ngày càng tiệm cận tầm nhìn của doanh nghiệp.
 
Theo Denise Lee Yohn, Harvard Business Review

Nhà lãnh đạo nào mong muốn tìm kiếm một giải pháp đột phá để kiến tạo văn hóa hiệu quả cao cho tổ chức của mình thì chương trình đào tạo 7 Thói quen Hiệu quả chính là lời đáp tối ưu nhất. Cùng tìm hiểu về chương trình này tại đây:

Chương trình đào tạo
7 THÓI QUEN HIỆU QUẢ
The 7 Habits of Effective People


Giải pháp đào tạo doanh nghiệp có tầm ảnh hưởng nhất mọi thời đại về phát triển lãnh đạo và kiến tạo văn hóa hiệu quả cao 

Khai giảng ngày: 30/03/2018
Địa điểm: Thành phố Hồ Chí Minh


Vui lòng xem thông tin chi tiết về chương trình tại đây


SẮP KHAi GIẢNG

Lãnh Đạo với “7 Thói quen Hiệu quả”®

15/03/2025
tại TP.HCM
Đăng ký ngay
SẮP KHAi GIẢNG

Lãnh Đạo với “7 Thói quen Hiệu quả”®

21/12/2024
tại Hà Nội
Đăng ký ngay
SẮP KHAi GIẢNG

LÃNH ĐẠO TẠO NHÂN TÀI®

19/04/2025
tại TP.HCM
Đăng ký ngay

Yêu cầu
giải pháp
hay tư vấn về
giải pháp

* Không được rỗng
Danh xưng
* Không được rỗng
* Không được rỗng
* Không được rỗng
* Không được rỗng

Vui lòng đọc & chấp nhận chính sách bảo mật dữ liệu của PACE
Trang web này được bảo vệ bởi reCAPTCHA và áp dụng Chính sách quyền riêng tư cũng như Điều khoản dịch vụ của Google. Thông tin bạn chia sẻ với chúng tôi sẽ được sử dụng theo Chính sách Bảo mật dữ liệu của PACE.