Các nhà lãnh đạo vĩ đại biết rằng phát triển năng lực là một điều bắt buộc nếu muốn thay đổi vận mệnh doanh nghiệp. Họ không ngừng tập trung vào việc phát triển khả năng lãnh đạo của họ.
Mối quan hệ gắn kết là nền tảng cho các nhà lãnh đạo dẫn dắt đội ngũ
Nhưng mặt khác, có rất nhiều nhà lãnh đạo áp dụng giải pháp lãnh đạo sai lầm khi chỉ tập trung khắc phục những điểm yếu. Đa phần những giải pháp và dịch vụ cung cấp kỹ năng không thực sự liên quan đến việc tạo ra kết quả.
Thực tế đáng buồn này không chỉ ảnh hưởng đến các nhà lãnh đạo, mà còn cả hiệu suất, khả năng phục hồi của tổ chức. Phát triển lãnh đạo sai sẽ cản trở tiềm năng của công ty bạn - và nó trở thành một yếu tố rủi ro khi có sự biến động bất ngờ từ thị trường.Điều này đặt ra câu hỏi: Làm thế nào để trở thành một nhà lãnh đạo tốt hơn, đâu là giải pháp chính xác nhất?
Nghiên cứu chuyên sâu về tài năng, kinh nghiệm mà các nhà lãnh đạo cần phát triển để truyền cảm hứng cho đội ngũ, đưa ra quyết định sắc bén và thúc đẩy cho sự phát triển tổ chức lâu dài đã được thực hiện bởi Gallup. Nghiên cứu bao gồm hơn 14.000.000 nhân viên, 2.000 tổ chức, 559 nghiên cứu việc làm và 360 nhu cầu công việc chung để xác định các năng lực thiết yếu nhất mà các nhà lãnh đạo cần để đạt được sự xuất sắc.
Cho dù bạn là CEO, trưởng nhóm hay doanh nhân, có bảy hành vi phổ biến ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất và kết quả cuối cùng. Trên thực tế, bảy hành vi này áp dụng cho nhiều vai trò lãnh đạo trong các vị trí khác nhau - chúng là những hành vi quan trọng xác định việc hiệu suất cao của đội ngũ và tổ chức. Làm tốt bảy điều này sẽ tạo ra sự khác biệt lớn nhất giữa nhóm nhà lãnh đạo trung bình và nhóm lãnh đạo đặc biệt.
1. Xây dựng các mối quan hệ
Mối quan hệ gắn kết là nền tảng cho các nhà lãnh đạo - họ cần khuyến khích đội ngũ cảm thấy cam kết với con người đang dẫn dắt họ. Các nhà lãnh đạo thành công xây dựng các kết nối gắn kết và mối quan hệ đáng tin cậy với các đồng nghiệp, đội ngũ và đối tác của họ. Họ nhận ra và tôn vinh giá trị, kinh nghiệm và thế mạnh của mỗi cá nhân. Bằng cách tạo ra các kết nối có ý nghĩa, các nhà lãnh đạo thúc đẩy kết quả từ sự tham gia của đội ngũ trong hành trình phát triển, sáng tạo và đổi mới.
2. Phát triển đội ngũ con người
Không chỉ nhà lãnh đạo, cần có sự phát triển từ chính đội ngũ của họ. Các nhà lãnh đạo phải ưu tiên phát triển cho mỗi cá nhân trong tổ chức của họ - bằng cách đầu tư vào nền văn hóa phát triển nơi các nhà quản lý được đào tạo để trở những nhà lãnh đạo kế tiếp. Các nhà lãnh đạo nên sử dụng các giải pháp phát triển nhân viên dựa trên nghiên cứu để cải thiện kỹ năng và trải nghiệm của nhân viên.
3. Chuyển đổi năng lực lãnh đạo
Thúc đẩy sự thay đổi là vai trò quan trọng của các nhà lãnh đạo. Chỉ có các nhà lãnh đạo mới có thể vạch ra một tầm nhìn hấp dẫn thúc đẩy nhân viên và làm rõ cách họ sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của toàn tổ chức. Các nhà lãnh đạo nên mô hình hóa các hành vi mong muốn và thách thức để giúp đội ngũ chịu trách nhiệm về sự thay đổi: Thể hiện cam kết mà bạn muốn đội ngũ thực hiện. Ngoài ra, các nhà lãnh đạo phải cung cấp một môi trường hỗ trợ và khuyến khích mọi người phát triển những ý tưởng mới.
4. Truyền cảm hứng cho người khác
Đội ngũ sẽ phát triển mạnh trong một môi trường tích cực, được khuyến khích truyền đạt ý tưởng, tôn vinh những thành tựu và giá trị của mỗi cá nhân được tôn trọng. Là một nhà lãnh đạo, lời nói và hành động của bạn nên phản ánh sứ mệnh, tầm nhìn cho tương lai và những lời hứa có mục đích mà bạn đưa ra cho đội ngũ. Việc khơi dậy cảm hứng bằng tầm nhìn sẽ giúp đội ngũ thấy tại sao những đóng góp của họ quan trọng, đồng thời tiếp thêm năng lượng cho họ với ý nghĩa sâu sắc.
5. Hãy kiên định với mục tiêu đề ra
Các nhà lãnh đạo tài ba không ngừng phấn đấu để học hỏi và giải quyết vấn đề. Họ biết rằng thành công đòi hỏi phải thiết lập mục tiêu, hiểu rủi ro, tổ chức suy nghĩ và đưa ra một kế hoạch toàn diện. Để trở nên vượt trội, các nhà lãnh đạo nên thực hiện các bước để làm sắc nét sự chú ý, kỹ năng tư duy phê phán và tự nhận thức. Các nhà lãnh đạo giỏi không đi một mình: Họ sử dụng đào tạo và phát triển đội ngũ cùng họ thực hiện các mục tiêu.
6. Giao tiếp rõ ràng
Giao tiếp hiệu quả không chỉ dừng ở việc truyền đạt lại các ý tưởng: Các nhà lãnh đạo nên đặt câu hỏi, lắng nghe tích cực và thúc đẩy văn hóa với việc chia sẻ thông tin hợp lý và ra quyết định sáng suốt. Mọi người cần được lắng nghe - và giao tiếp sẽ cho phép các kết nối trở nên có ý nghĩa. Các nhà lãnh đạo nên xác định phương cách giao tiếp tốt nhất của họ, sau đó tìm hiểu cách đội ngũ giao tiếp tốt nhất.
7. Trao quyền để thúc đẩy trách nhiệm
Văn hóa trách nhiệm thúc đẩy động lực và nâng cao trách nhiệm trong công việc. Đầu tiên, việc này cần bắt đầu từ chính nhà lãnh đạo, họ phải tự chịu trách nhiệm cho tầm nhìn và chiến lược của mình. Ví dụ, các nhà lãnh đạo có thể công khai truyền đạt các sáng kiến của họ và sử dụng các số liệu khách quan. Các nhà lãnh đạo cũng nên xác định những gì nhân viên cần chịu trách nhiệm, thiết lập và phân tầng mục tiêu, truyền tải trách nhiệm giải trình để thúc đẩy trách nhiệm ở nhân viên. Trách nhiệm giải trình cho phép đội ngũ bạn có cơ hội trở nên hiệu quả và sáng tạo hơn.
Bảy cách trên này là một phương pháp hữu hiệu cho sự phát triển lãnh đạo liên tục. Tập trung phát triển dựa vào thế mạnh tự nhiên của bản thân và sử dụng chúng để phát triển trong các khía cạnh bạn chưa giỏi.
Cho dù bạn là một nhà lãnh đạo đội ngũ hay một giám đốc điều hành, điều đầu tiên nên tập trung phát triển những gì bạn giỏi, không nên tập trung những điểm yếu. Hiểu được điểm mạnh của bạn là cách hiệu quả nhất để phát triển năng lực và vai trò lãnh đạo của mình.
Chương trình phát triển lãnh đạo nổi tiếng thế giới
|
TẠI ĐÂY |