Tư Duy Lại Lãnh Đạo

Lãnh đạo là một chức vụ?

Chắc chắn rồi, người nắm giữ chức vụ lãnh đạo có một vai trò hết sức quan trọng, quyết định sự thành bại của tổ chức. Thế nhưng đó chỉ là điều kiện khởi đầu.

Chức vụ là thành tựu của quá khứ. Cái ghế ấy khẳng định uy quyền hoặc là phần thưởng cho một hành trình vươn lên. Thế nhưng vị trí ấy có tiếp tục phát huy tác dụng hay không lại là chuyện khác. Nó tuỳ thuộc vào tư duy, năng lực và tầm vóc của người được bổ nhiệm. Hãy xem lãnh đạo không chỉ là một chức vụ mà hơn hết là một trọng trách, đòi hỏi được nâng tầm và trang bị năng lực một cách bài bản.

Một báo cáo của Harvard Business Review chỉ ra độ tuổi bình quân một người làm quản lý là 30, nhưng đến tận năm 42 tuổi họ mới được đào tạo bài bản về năng lực lãnh đạo. Con số ấy cho thấy sự chuẩn bị thiếu chu đáo ở hầu hết nhà lãnh đạo. Đó là nguyên nhân khiến rất nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng năng lực không theo kịp đòi hỏi về sự phát triển.

Lãnh đạo không chỉ là một vị trí mà quan trọng hơn là một trọng trách mà để hoàn thành tốt, người ta cần được trang bị năng lực một cách bài bản.

Lãnh đạo là người đi đầu?

Điều này là hiển nhiên đúng trong đa số trường hợp. Thế nhưng hãy thử nhìn vào cách đàn vịt trời bay đi trú đông mỗi khi vào mùa lạnh. Chúng dịch chuyển theo đội hình chữ V, mà khi tìm hiểu ra thì các nhà khoa học phát hiện được một quy luật về lực nâng của con bay trước tạo ra cho con bay ngay sau nó. Điều này giúp tiết kiệm đến 71% sức lực. Nếu không làm thế, đàn vịt trời không bao giờ có thể bay nổi chặng đường dài hàng ngàn cây số.

Điều thú vị chưa dừng lại. Người ta để ý con đầu đàn không được hưởng lực nâng của ai cả nên nhanh mệt. Khi đấy, nó tự lùi xuống, và bằng một tín hiệu nào đó mà một con vịt trời khác bay lên dẫn đầu. Cứ như thế, chúng hoán đổi vai trò đi đầu cho nhau một cách nhịp nhàng.

Nhà lãnh đạo không nhất thiết phải giỏi mọi việc, biết mọi chuyện, lúc nào cũng tiên phong, lúc nào cũng dẫn đầu. Nếu như thế, tập thể ấy chỉ lớn tối đa bằng độ lớn của người lãnh đạo. Biết cách phát huy sức mạnh để tạo ra một tập thể cùng giành thắng lợi (a winning team), đòi hỏi tập thể ấy phải mang trong mình một nền văn hoá thành công (winning culture), là nét văn hoá chứa đựng nhiều đặc tính quan trọng như “tính hiệu quả”, “lòng tin cậy”, “tinh thần kiến tạo”, “tư duy cùng thắng”, “hợp tác cộng sinh”, “thực thi xuất sắc”, v.v…

Nhiệm vụ của nhà lãnh đạo là phải làm cho từng người nhân viên trong đội ngũ của mình phải nói được câu này: Tôi là một thành viên có giá trị trong một tập thể biết giành chiến thắng. Tôi đang làm một công việc nhiều ý nghĩa trong một môi trường có sự tín nhiệm cao. Một khi nhân viên nói được câu ấy, đó là lúc “tiên phong” đã trở thành một tinh thần mạnh mẽ nơi mọi vị trí, không riêng ở người lãnh đạo.

Lãnh đạo là dẫn dắt người khác?

Điều này đúng nhưng chưa đủ, nhất là đặt việc lãnh đạo trong nền kinh tế tri thức và kỷ nguyên số hoàn toàn khác biệt và thách thức. Có thể nói, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cộng với những tác động của đại dịch Covid-19 đã phá vỡ hầu như hoàn toàn cấu trúc của tổ chức theo cả chiều rộng và chiều sâu, khiến nhà lãnh đạo phải tư duy lại rất nhiều thứ, trong đó có việc dẫn dắt người khác.

Hầu như có muốn cũng không thể dẫn dắt người khác, khi mà mọi cánh cửa đã mở toang và sự tự do của mỗi cá nhân trỗi dậy. Trong sâu thẳm mọi người tồn tại một sự giằng co giữa nhu cầu “được là chính mình” và “được thuộc về một điều gì đó lớn hơn mình”. Chính vì lẽ đó, lãnh đạo thời nay nên chuyển dịch từ việc cố gắng dẫn dắt người khác sang “dẫn dắt chính mình và giúp mọi người tự dẫn dắt lấy họ”. Khi đó, mối quan hệ lao động cũng không còn là “sếp” và “nhân viên” mà trở thành những “đối tác” dựa trên sự tự nguyện cống hiến.

Để theo đuổi được triết lý này, người lãnh đạo ắt phải kiến tạo được một tầm nhìn đủ lớn, một nền tảng văn hóa đủ mạnh dựa trên những giá trị phổ quát và nguyên lý trường tồn. Khi đó, lãnh đạo mà không lãnh đạo, quản trị mà không quản trị. Nói cách khác, lãnh đạo dựa trên văn hóa để tạo ra sự gắn kết tự nguyện chứ không chỉ dừng lại ở việc thiết lập mục tiêu hay tạo dựng hệ thống. Và đây chính là triết lý lãnh đạo tiến bộ của thời đại này.

 

mô hình 4 Vai trò trọng yếu của Lãnh đạo”

 

Nguồn: FranklinCovey Việt Nam

* Không được rỗng
Danh xưng
* Không được rỗng
* Không được rỗng

Vui lòng đọc & chấp nhận chính sách bảo mật dữ liệu của PACE
Trang web này được bảo vệ bởi reCAPTCHA và áp dụng Chính sách quyền riêng tư cũng như Điều khoản dịch vụ của Google. Thông tin bạn chia sẻ với chúng tôi sẽ được sử dụng theo Chính sách Bảo mật dữ liệu của PACE.
SẮP KHAi GIẢNG

7H - 7 THÓI QUEN HIỆU QUẢ®

04/05/2024
tại TP.HCM
Đăng ký ngay
SẮP KHAi GIẢNG

7H - 7 THÓI QUEN HIỆU QUẢ®

25/05/2024
tại Hà Nội
Đăng ký ngay
SẮP KHAi GIẢNG

SOT - LÃNH ĐẠO VỚI TỐC ĐỘ CỦA NIỀM TIN®

11/05/2024
tại TP.HCM
Đăng ký ngay

Yêu cầu
giải pháp
hay tư vấn về
giải pháp

* Không được rỗng
Danh xưng
* Không được rỗng
* Không được rỗng
* Không được rỗng
* Không được rỗng

Vui lòng đọc & chấp nhận chính sách bảo mật dữ liệu của PACE
Trang web này được bảo vệ bởi reCAPTCHA và áp dụng Chính sách quyền riêng tư cũng như Điều khoản dịch vụ của Google. Thông tin bạn chia sẻ với chúng tôi sẽ được sử dụng theo Chính sách Bảo mật dữ liệu của PACE.