Tư Duy Lại Chiến Lược

FranklinCovey Việt Nam mong muốn góp một góc nhìn cho câu chuyện chiến lược, vốn luôn là chủ đề nóng mà hầu hết các nhà lãnh đạo đều quan tâm. Sách vở, trường lớp cũng ưu tiên dạy về hoạch định và triển khai chiến lược. Vì vậy, trong bài viết dưới đây, chúng tôi lựa chọn chia sẻ về lối mòn tư duy mà nhiều doanh nghiệp mắc phải khi bàn về chiến lược.



top-view-creative-team-discussing-business-graphs-drawn-marker-pens-1.jpg

Thiếu đi sự tham gia, không thể có sự gắn kết

 
Chiến lược là chuyện của sếp?
 
Rất ít nhân viên quan tâm đúng mực đến chiến lược của công ty. “Chiến lược là chuyện to tát của sếp chứ không phải việc của em” – đây là nhận định của rất nhiều nhân viên khi được hỏi là bạn có hiểu về chiến lược của tổ chức mình không.
 
Một khi có sự đứt gãy trong việc thấu hiểu và diễn đạt chiến lược, không biến chúng thành công việc hàng ngày của nhân viên, đó là lúc sự gắn kết sụt giảm. Người ta không hình dung rõ ràng điều mình làm có quan trọng đối với tổ chức không, ngược lại, họ cũng không biết mình nên bỏ bớt việc gì cả. Bản mô tả công việc không được cập nhật, mà nếu có thì cũng mang tính liệt kê chứ không liên hệ gì đến chiến lược của tổ chức.
 
Thiếu đi sự tham gia, không thể có sự gắn kết” – câu nói kinh điển của Tiến sĩ Stephen R. Covey cho thấy chiến lược không nên dừng lại ở cấp lãnh đạo mà phải xuống tận cùng đến từng cá nhân. Chính họ sẽ là người quyết định mình làm gì, bỏ gì, làm thế nào, bỏ ra sao, theo dõi tiến độ và đo lường hiệu quả công việc thế nào để là một phần của tổ chức. Thiếu đi cảm giác thuộc về một điều gì đó lớn hơn bản thân chính là nguyên nhân khiến đội ngũ chán nản.
 
Chiến lược là làm gì và làm như thế nào?
 
Tất nhiên, nói đến chiến lược là hoạt động xác định một chuỗi những việc cần làm để đạt được định hướng và mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, những doanh nghiệp xuất sắc nhất là những doanh nghiệp thay vì nói nhiều đến việc “cần làm gì?” và “làm như thế nào?”, họ chọn chuyển hướng tư duy sang “cần bỏ gì?” và “bỏ ra sao?” để có thể dành được sự ưu tiên tối đa cho các mục tiêu tối quan trọng.
 
Chúng ta đang sống trong một thế giới của thông tin và cơ hội. Những nhà lãnh đạo giỏi vốn là những người biết nhìn ra cơ hội trong mọi hoàn cảnh. Nhưng cũng chính điều này khiến họ bị rơi vào cái bẫy của sự phân tâm, thay đổi chóng mặt làm tê liệt và tạo ra sự ức chế nơi đội ngũ. Lãnh đạo thì ước gì có thêm nguồn lực để làm được mọi điều mình muốn. Nhân viên thì ước gì lãnh đạo bớt thay đổi để không rối loạn và kiệt sức. Nguyên lý ở đây là sự tập trung. Sức mạnh nằm ở sự hội tụ nguồn lực vào những mục tiêu “tối quan trọng” thay vì “khá quan trọng”. Kỹ năng nhận biết điều cần bỏ nhiều khi còn cần thiết hơn là biết điều cần làm.
 
Chiến lược chỉ cần “ký một cái là xong”?
 
Chúng ta có vô vàn chiến lược kiểu “ký một cái” là thay đổi cục diện. Quyết định tăng vốn điều lệ, mua phần mềm ERP, đầu tư thêm nhà máy hoặc phát triển kênh bán hàng mới, đó là những ví dụ của các quyết định mang tính chiến lược, được xếp vào loại “ký một cái” là thay đổi cuộc chơi. Tất nhiên, điều này vô cùng quan trọng, nhưng cũng chỉ là một nửa câu chuyện.
 
Nửa câu chuyện còn lại của chiến lược nằm ở việc tư duy và hành vi mới của đội ngũ để phục vụ được các loại chiến lược nêu trên. Không phải cứ có phần mềm ERP là việc quản trị trơn tru. Không phải cứ phát triển kênh bán hàng mới là khách hàng sẽ hài lòng. Nếu nhà lãnh đạo bỏ quên loại chiến lược “dựa vào hành vi” (behavior-base strategy) và để nó diễn ra mặc định thì không ổn chút nào. Những gì thuộc về tư duy, hành vi tức là thuộc về văn hóa. Cha đẻ quản trị hiện đại Peter Drucker từng nói: “Culture eats strategy for breakfast” (Văn hóa nuốt chửng chiến lược như bữa điểm tâm). Vậy chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng ta vừa có một chiến lược “ký một cái là xong” đúng đắn, vừa chú trọng vào chiến lược dựa vào sự chuyển đổi hành vi. Chắc chắn sức mạnh sẽ nhân đôi, nhân ba. Và quan trọng hơn cả, khi mục tiêu vừa đạt được cũng là lúc doanh nghiệp kế thừa những tư duy và hành vi xuất sắc mà chính quá trình thực thi chiến lược đã để lại cho đội ngũ.
 
Chiến lược vốn là một đề tài khó nhưng có thể học hỏi được. Vấn đề là chúng ta cần phương pháp có tính nguyên lý cao để biến chiến lược thành kết quả một cách bền vững dựa trên sự chuyển đổi về nhận thức và hành vi. Chắc chắn đây là công việc đòi hỏi nỗ lực ở mọi cấp bậc trong tổ chức.


Nguồn: FranklinCovey Việt Nam.

 


Chương trình đào tạo

4DX.png

 

Thực thi các chiến lược xuất sắc và đạt hiệu quả vượt trội
với chương trình đẳng cấp thế giới của FranklinCovey

 

Xem ngay thông tin chi tiết về chương trình 

 
TẠI ĐÂY
 

 

 
 
SẮP KHAi GIẢNG

Lãnh Đạo với “7 Thói quen Hiệu quả”®

01/03/2025
tại TP.HCM
Đăng ký ngay
SẮP KHAi GIẢNG

Lãnh Đạo với “7 Thói quen Hiệu quả”®

22/03/2025
tại Hà Nội
Đăng ký ngay
SẮP KHAi GIẢNG

Lãnh đạo với Sức mạnh của Niềm tin

19/04/2025
tại Hà Nội
Đăng ký ngay

Yêu cầu
giải pháp
hay tư vấn về
giải pháp

* Không được rỗng
Danh xưng
* Không được rỗng
* Không được rỗng
* Không được rỗng
* Không được rỗng

Vui lòng đọc & chấp nhận chính sách bảo mật dữ liệu của PACE
Trang web này được bảo vệ bởi reCAPTCHA và áp dụng Chính sách quyền riêng tư cũng như Điều khoản dịch vụ của Google. Thông tin bạn chia sẻ với chúng tôi sẽ được sử dụng theo Chính sách Bảo mật dữ liệu của PACE.