Không chỉ thu hút nhân tài bằng những lời hứa, nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải có những hành động thực tế để kiến tạo môi trường làm việc tốt nhất.
Mặc dù văn hóa là thứ khó có thể thấy được bằng mắt, nhưng bất kỳ doanh nghiệp nào đều tồn tại nền một văn hóa riêng mà đôi khi bị phớt lờ. Chỉ khi xuất hiện các dấu hiệu văn hóa độc hại, những nhà lãnh đạo mới bắt đầu quan tâm đến việc chấn chỉnh và tái cấu trúc lại nền văn hóa đó. Thực tế, văn hóa có thể là yếu tố thúc đẩy sự phát triển hoặc cũng có thể là nguyên nhân phá vỡ một doanh nghiệp. Vì thế, văn hóa cần được cẩn thận xây dựng ngay từ những ngày đầu.
Hãy lấy Revolut - một trong những công ty khởi nghiệp fintech phát triển nhanh nhất của Vương quốc Anh làm ví dụ. Khi quảng cáo cho các vị trí tuyển dụng, Revolut đã nói về các đối thủ cạnh tranh của mình: “Đối với họ, bạn chẳng là gì ngoài một con số với những ký hiệu đô la được đính kèm”. Điều này tạo nên sự khác biệt của Revolut khi họ đặt yếu tố con người lên hàng đầu. Tuy nhiên, trên thực thế doanh nghiệp đã không thể thực hiện những gì đã nói và sự luân chuyển nhân viên diễn ra liên tục tại đây.
Nền tảng văn hóa được hình thành gần như không thể thay đổi khi doanh nghiệp phát triển từ 20 nhân viên và tăng dần lên đến 800 người. Thật không dễ để duy trì cũng như thay đổi văn hóa doanh nghiệp, sự thay đổi càng trở nên khó khăn hơn doanh nghiệp đang trên đà phát triển. Hãy nhìn vào Uber, công ty đang đối mặt với cuộc tranh cãi liên quan đến bắt nạt, phân biệt đối xử trong đội ngũ nhân viên và nhiều vụ kiện rắc rối khác. Nhằm giải quyết các vấn đề trên, Giám đốc điều hành của Uber tuyên bố sẽ thay đổi văn hóa theo định hướng "làm điều đúng đắn" - không chỉ tập trung vào tăng trưởng doanh thu mà còn thúc đẩy tính minh bạch và gắn kết quan hệ trong bộ máy nhân lực.
Không chỉ thu hút nhân tài bằng những lời hứa, nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải có những hành động thực tế để kiến tạo môi trường làm việc tốt nhất. Điều này sẽ không chỉ mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, mà còn mang đến lợi ích cho tập thể đội ngũ nhân viên.
Tiến hành xây dựng văn hóa ngay từ những bước đầu
Với tư cách là người sáng lập, nhà lãnh đạo có vai trò quan trọng trong việc kiến tạo nền tảng văn hóa phù hợp với doanh nghiệp. Khi một doanh nghiệp trong giai đoạn đầu thành lập, văn hóa thường được hình thành từ tầm nhìn và định hướng của người đứng đầu. Đây là một quá trình diễn ra một cách tự nhiên và đôi khi sẽ không đòi hỏi quá nhiều sự đầu tư và nỗ lực.
Sự tăng trưởng nhanh của các công ty khởi nghiệp nhờ nguồn tài trợ dồi dào thường có nhiều thời gian và nguồn lực để đầu tư vào phát triển văn hóa làm việc cũng như thực hiện hiệu quả kế hoạch quản lý. Các công ty này nhận ra rằng nhà lãnh đạo có sự ảnh hưởng đến việc thiết lập nền tảng văn hóa trong dài hạn, đặc biệt khi quy mô công ty ngày càng được mở rộng.
Xác định rõ giá trị và mục đích
Doanh nghiệp thường sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm phương cách phù hợp để thành công tạo nên các giá trị đó. Để thực hiện điều đó, đầu tiên nên cân nhắc cách biến các khía cạnh của doanh nghiệp trở thành một phần của sứ mệnh có ý nghĩa. Liệu yếu tố mấu chốt nào thu hút nhân viên làm việc trong doanh nghiệp? Đâu chính là giá trị cốt lõi của doanh nghiệp và là điều sẽ khiến đội ngũ nhân viên gắn bó với doanh nghiệp?
Về cơ bản, để một doanh nghiệp tạo dựng thành công và duy trì nền tảng văn hóa tích cực, các nhà lãnh đạo phải hiểu rõ họ mong muốn gì từ nhân viên. Và quan trọng nhất, người đứng đầu cần chia sẻ sự mong muốn đó với những thành viên mới. Điều này không chỉ giúp nhân viên hiểu rõ mình môi trường làm việc của mình và điều gì họ phải thực hiện để đáp ứng được mong đợi từ nhà lãnh đạo. Ngoài ra, đây như là một lời nhắc nhở về giá trị doanh nghiệp muốn hướng đến để kết nhân viên vào những giá trị đó trong từng công việc họ thực hiện.
Tiến hành thực thi
Câu chuyện văn hóa gắn liền với câu chuyện lãnh đạo, những người sáng lập nên là người đầu tiên thực hiện những giá trị này nếu muốn văn hóa họ được coi trọng. Khi doanh nghiệp ngày càng phát triển, các nhà lãnh đạo thường thấy mình ở một vai trò khó khăn hơn.
Một nghiên cứu cho thấy, 50% nhân viên thiếu niềm tin ở các nhà lãnh đạo doanh nghiệp do sự thiếu minh bạch. Để nâng cao niềm tin trong đội ngũ, nhà lãnh đạo cần có mặt kịp thời trong những thời điểm cần thiết. Cần tổ chức các buổi trao đổi 1 - 1 thường xuyên để làm rõ các vấn đề đang gặp phải nhằm gia tăng sự gắn kết và niềm tin đội ngũ. Ngoài ra, đảm bảo rằng những thông tin ảnh hưởng đến doanh nghiệp được truyền đạt đến đội ngũ một cách kịp thời. Những hành động nhỏ thường đem lại ý nghĩ lớn đối với những nhân viên đang cống hiến sức lực và tài năng cho doanh nghiệp.
Nhà lãnh đạo hãy là người tiên phong thực hiện nền văn hóa mình tạo ra nhằm dẫn dắt và truyền nguồn động lực cho đội ngũ nhân viên phía sau cùng nhau thực thi.
Giải pháp đào tạo và tư vấn
|
TẠI ĐÂY |