8 Sai lầm lãnh đạo thường mắc phải khi trở thành quản lý mới

Nghiên cứu của Gallup trên hàng triệu quản lý trong suốt 7 năm qua đã tiết lộ rằng các công ty chọn sai quản lý tới 82% số lần. Song đó, chỉ có 1 trong 10 quản lý có “tài năng thiên bẩm để quản lý”.

Nói đơn giản, khả năng bạn – với tư cách là một quản lý mới, được trời phú cho sự kết hợp hoàn hảo giữa các đặc điểm, kinh nghiệm và kỹ năng để trở thành một quản lý tuyệt vời,... là điều rất khó xảy ra. Bài viết sau chỉ ra 8 sai lầm lãnh đạo mà nhà quản lý cấp trung thường mắc phải trong vai trò mới.

Lỗi #1: Cho rằng xây dựng niềm tin chỉ thông qua các hoạt động nhóm

Khi muốn xây dựng niềm tin trong cương vị là một nhà lãnh đạo, chúng ta thường nghĩ đến các hoạt động nhóm như teambuilding, sinh hoạt công ty, công khai biểu dương nhân viên vì đã hoàn thành tốt công việc,... Tuy nhiên, trong cuộc khảo sát với gần 600 người, Canopy phát hiện rằng các hoạt động nhóm thực sự được đánh giá là cách ít hiệu quả nhất để xây dựng niềm tin.

Vậy điều gì được đánh giá là hiệu quả nhất? Là một nhà lãnh đạo, việc chia sẻ ý định của mình và thực hiện đúng cam kết là cực kỳ quan trọng để xây dựng niềm tin. Nói cách khác, niềm tin không chỉ là xây dựng mối quan hệ — mà còn là việc bạn cần làm rõ lý do tại sao mình làm điều gì đó, và sau đó thực sự hành động theo đúng lời đã nói.

Lỗi #2: Nghĩ rằng đội ngũ biết rõ những gì đang diễn ra

Bạn làm rất nhiều việc giao tiếp và chia sẻ thông tin với đội ngũ của mình với tư cách là một nhà lãnh đạo. Vậy thì có gì mà đội ngũ không biết? Thực tế là rất nhiều. Khi Canopy hỏi 3,197 người từ 701 công ty thông qua Know Your Team, “Có những điều gì về công ty mà bạn cảm thấy mình nên biết nhưng lại không biết không?” 55% số người trả lời “Có, có những điều tôi không biết về công ty mà tôi cảm thấy mình nên biết.”

Hơn nữa, trong một cuộc khảo sát thực hiện với 355 người (năm 2018), chúng tôi phát hiện ra 91% nhân viên cho biết người quản lý của họ có thể cải thiện cách họ chia sẻ thông tin. Cụ thể, 42% nhân viên muốn người quản lý giao tiếp thường xuyên hơn với họ và 38% cho biết họ mong muốn người quản lý chia sẻ nhiều hơn về các quyết định và lý do đằng sau những quyết định đó. Trong khi bạn có thể cảm thấy mình đã giao tiếp đủ nhiều với tư cách là một nhà lãnh đạo, đội ngũ của bạn lại có cảm nhận ngược lại.

Lỗi #3: Bạn tin rằng bận rộn là tốt khi làm lãnh đạo

Bạn hoàn thành tốt phạm vi công việc, bạn phát kiến ra những điều mới. Khi bận rộn với vai trò lãnh đạo, bạn có thể dễ dàng tin rằng mình đang làm tốt. Tuy nhiên, trong lãnh đạo, điều đó không đúng. Michael Lopp, Phó Chủ tịch Kỹ thuật của Slack, người đã nhấn mạnh điều này: "Nếu bạn quá bận rộn với công việc thực tế, với tư cách là một quản lý, đó là một sai lầm lớn." Những nhà lãnh đạo giỏi nhất giúp nhân viên định hướng những điều mơ hồ, tạo cấu trúc cho những việc cần làm và giải thích tại sao công việc đó quan trọng. Nhưng bạn không thể làm được điều đó với tư cách là một nhà lãnh đạo nếu cả ngày bạn chỉ cắm đầu vào hộp thư điện tử hoặc đi gặp khách hàng hàng tuần.

Lỗi #4: Chuẩn bị sơ sài cho các cuộc họp 1-1

Trong một khảo sát gần đây mà Canopy thực hiện với 1.182 nhà quản lý và 838 nhân viên, chỉ có 24% nhân viên tin rằng quản lý của họ chuẩn bị tốt cho cuộc họp một đối một. 76% còn lại là những nhà quản lý được cho là chỉ “chuẩn bị sơ sài”, “không chuẩn bị” hoặc “hoàn toàn không chuẩn bị”. Khi bạn tham gia một cuộc họp một đối một mà không có sự chuẩn bị rõ ràng hay danh sách câu hỏi, điều đó rất dễ nhận thấy. Bạn lãng phí thời gian của mọi người và bỏ lỡ cơ hội quý giá để hỗ trợ nhân viên của mình.

Lỗi #5: Ôm đồm công việc vì bạn là chuyên gia trong lĩnh vực đó

Là một nhà lãnh đạo, bạn xắn tay áo và lao vào giải quyết vấn đề ngay lập tức vì cho rằng mình là chuyên gia trong lĩnh vực này. Peldi Guilizzoni, CEO của Balsamiq đã chia sẻ một cái nhìn nghịch lý này: Khi bạn tập trung vào việc luôn làm những gì mình giỏi, đội ngũ của bạn không bao giờ học được cách giỏi trong việc đó. "Thay vào đó, hãy tập trung vào việc đào tạo và đảm bảo rằng mọi người đều trở nên giỏi trong việc đó."

Lỗi #6: Nghĩ mình truyền đạt tầm nhìn tốt cho đội ngũ

Tầm nhìn là điều rất quan trọng trong doanh nghiệp. Nhưng bạn có biết nó quan trọng đến mức nào không? Theo khảo sát với 355 quản lý và nhân viên, các người được hỏi cho biết tầm nhìn là thông tin quan trọng nhất mà một người quản lý nên chia sẻ (45% số người cho biết điều này). Tuy nhiên, khi Canopy hỏi 2,932 người tại 618 công ty thông qua chương trình Know Your Team, "Nếu có ai đó hỏi bạn mô tả tầm nhìn của công ty, liệu bạn có thể ngay lập tức đưa ra câu trả lời rõ ràng không?" gần một phần ba số nhân viên (29%) trả lời là "Không." Là một nhà lãnh đạo, chúng ta phải cân nhắc lại một cách cẩn thận làm thế nào để giúp nhiều người hơn trả lời "Có" cho câu hỏi quan trọng đó.

Lỗi #7: Cho rằng mình đang cung cấp đủ phản hồi

Nhà lãnh đạo thực hiện các cuộc họp 1-1, khảo sát nhân viên, đánh giá hiệu suất hàng năm. Tuy nhiên, bất chấp tất cả những điều này, theo dữ liệu được thu thập Canopy phát hiện ra rằng 80% nhân viên muốn nhận thêm phản hồi về hiệu suất của họ (1.468 nhân viên đã được hỏi về điều này ở 138 công ty). Điều này cho thấy một mong muốn mạnh mẽ từ đội ngũ để nhận được nhiều hơn các nhận xét, gợi ý và ý tưởng — cả những điều tốt lẫn những điều xấu — về những gì họ có thể làm tốt hơn. Bạn có thể nghĩ rằng bạn đang cung cấp đủ, nhưng thực tế bạn có thể cung cấp nhiều hơn nữa.

Lỗi #8: Cố gắng thân thiện để tạo cảm giác tốt

Dù ở cương vị nào, đừng làm một người sếp tồi. Nhưng cũng đừng cố gắng trở thành một người sếp thân thiện bằng cách nịnh bợ. Khi chúng ta bận tâm đến việc mình phải thật dễ mến thay vì công bằng, khi chúng ta ưu tiên các cuộc trò chuyện thoải mái thay vì trung thực - chúng ta làm tổn hại đến đội ngũ của mình. Hiten Shah, người sáng lập Kissmetrics, Crazy Egg và FYI, đã nhấn mạnh điểm này, mô tả rằng khi bạn ưu tiên quá mức việc tử tế, "sẽ có một mức độ văn hóa độc hại phát triển mà rất khó nhận thấy, đặc biệt là trong một đội ngũ làm việc từ xa." Thay vì tìm cách tử tế, chúng ta nên tìm cách trung thực, nghiêm túc và nhất quán.

Lãnh đạo không phải là tránh mọi sai lầm, và điều đó là không thể. Thay vào đó, những nhà lãnh đạo giỏi nhất luôn tò mò muốn biết những sai lầm của họ có thể là gì và nghiêm túc cố gắng nhận ra chúng khi xảy ra những việc tương tự trong tương lai.

Theo Canopy

SẮP KHAi GIẢNG

LÃNH ĐẠO với “7 THÓI QUEN HIỆU QUẢ”®

27/09/2024
tại TP.HCM
Đăng ký ngay
SẮP KHAi GIẢNG

LÃNH ĐẠO với “7 THÓI QUEN HIỆU QUẢ”®

02/11/2024
tại Hà Nội
Đăng ký ngay
SẮP KHAi GIẢNG

Lãnh đạo với Sức mạnh của Niềm tin

30/11/2024
tại TP.HCM
Đăng ký ngay

Yêu cầu
giải pháp
hay tư vấn về
giải pháp

* Không được rỗng
Danh xưng
* Không được rỗng
* Không được rỗng
* Không được rỗng
* Không được rỗng

Vui lòng đọc & chấp nhận chính sách bảo mật dữ liệu của PACE
Trang web này được bảo vệ bởi reCAPTCHA và áp dụng Chính sách quyền riêng tư cũng như Điều khoản dịch vụ của Google. Thông tin bạn chia sẻ với chúng tôi sẽ được sử dụng theo Chính sách Bảo mật dữ liệu của PACE.