Những Ưu Điểm Của Văn Hóa Làm Việc Tích Cực

Văn hóa được xem là tấm gương phản ánh môi trường làm việc của một doanh nghiệp. Văn hóa làm việc được định hình từ là niềm tin, thái độ, các giá trị được chia sẻ của các cá nhân tại môi trường làm việc đó. Kỹ năng lãnh đạo và các định hướng chiến lược từ tổ chức có sức ảnh hưởng quan trọng đến việc kiến tạo nền văn hóa hiệu quả. Môi trường làm việc có văn hóa tích cực giúp cải thiện tinh thần đồng đội, nâng cao năng suất công việc và giúp doanh nghiệp giữ chân lực lượng lao động có năng lực cao. Đồng thời, văn hóa tích cực giúp nhân viên cảm thấy hài lòng trong công việc, kết nối với mọi người và quan trọng nhất là giảm thiểu tình trạng nhân viên rơi vào trạng thái áp lực và căng thẳng. 



asia-businesspeople-discussing-business-brainstorm-meeting-together-share-data-write-acrylic-partition-stand-back-new-normal-office-lifestyle-social-distancing-work-after-coronavirus_7861-2568-1.jpg

 

Nghiên cứu của Deloitte đã chỉ ra rằng 94% giám đốc điều hành và 88% nhân viên tin rằng văn hóa là yếu tố quan trọng làm nên thành công của doanh nghiệp. Khảo sát cũng cho thấy 76% nhân viên này tin rằng “chiến lược kinh doanh rõ ràng” sẽ giúp kiến tạo nên một nền văn hóa tích cực trong doanh nghiệp.

Làm thế nào các tổ chức có thể tạo ra một văn hóa tích cực?

1. Thiết lập các đặc tính và giá trị rõ ràng cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần xác định giá trị cốt lõi đang muốn hướng đến. Những giá trị này cần được truyền đạt và có sự tham gia thảo luận một cách hiệu quả với nhân viên. Đây được xem là lời cam kết của một doanh nghiệp khi đưa ra bất cứ chính sách và hành động khi mọi thực thi chiến lược, chẳng hạn như: "Sống xanh để bảo vệ môi trường" hoặc "Thay đổi xã hội". Việc nhấn mạnh các giá trị trong các tuyên bố sứ mệnh, câu chuyện thương hiệu hoặc trong chất liệu quảng cáo là chưa đủ. Doanh nghiệp cần phải đưa ra các hành động thực tế để gắn kết trách nhiệm của nhân viên vào những giá trị chung, đồng thời nhân viên sẽ cảm thấy tự hào khi thực hiện những giá trị tích cực này. Thái độ tích cực và hành động tích cực sẽ tạo nên một văn hóa làm việc tích cực.

2. Thúc đẩy sự hợp tác và giao tiếp giữa nhân viên

Phong cách lãnh đạo khuyến khích làm việc theo nhóm, giao tiếp cởi mở và trung thực là yếu tố quan trọng để kiến tạo văn hóa tích cực tại nơi làm việc. Nên tổ chức các buổi đánh giá và phản hồi thường xuyên để nâng cao sự tương tác trong đội ngũ, giúp tăng kết nối xã hội. Điều này sẽ tạo cơ hội cho các thành viên trong nhóm nuôi dưỡng và thúc đẩy các kết nối bên ngoài công việc. Ngoài ra, nhân viên nên được trao cơ hội học tập và trao đổi kiến thức nhằm tăng tính tương tác nội bộ. Ngoài ra, các chính sách nghiêm ngặt về khiếu nại đối với hành vi bắt nạt tại nơi làm việc là rất quan trọng để tạo ra một môi trường hợp tác tích cực. 

3. Kiến tạo môi trường làm việc thân thiện

Nơi làm việc tích cực là nơi tất cả nhân viên được coi trọng, được đánh giá công bằng, được hỗ trợ và được trao cơ hội phát triển tài năng mà không gặp phải sự phân biệt giới tính, khuynh hướng tình dục hay màu da. Tất cả nhân viên phải có cơ hội bình đẳng để tiếp cận với tất cả các đặc quyền và phần thưởng xứng đáng. Một nơi làm việc tích cực là nơi sự khác biệt của từng cá nhân được chào đón và chấp nhận. Ngoài ra, các nhà quản lý cần thiết lập ngôn ngữ giao tiếp phù hợp nhằm tăng sự gắn kết giữa các thành viên trong đội ngũ. 

4. Thiết lập mục tiêu rõ ràng và khen thưởng cho nhân viên có năng lực

Theo khảo sát của Deloitte với 83% giám đốc điều hành và 84% nhân viên, mức cam kết gắn bó và động lực trong công việc của đội ngũ nhân lực là các yếu tố hàng đầu góp phần đáng kể vào thành công của doanh nghiệp. Các yếu tố này được hình thành trong văn hóa doanh nghiệp khi nhân viên có mục tiêu làm việc rõ ràng và được đối xử bình đẳng. Đồng thời, sự minh bạch trong chính sách thăng tiến giúp nhân viên đo lường hiệu quả công việc của mình. Các chỉ số đo lường hiệu suất góp phần tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh, tránh tình trạng mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm trở nên tiêu cực. Nhân viên cảm thấy được đánh giá cao khi nhận được định hướng rõ ràng và sự công nhận về năng lực từ nhà lãnh đạo, từ đó kiến tạo nên tinh thần tích cực tại nơi làm việc.

Kiến tạo nền văn hóa tích cực trong môi trường doanh nghiệp là điều cần thiết để nuôi dưỡng niềm tự hào và tinh thần cống hiến của đội ngũ nhân viên. Khi nhân viên tự hào về công việc của mình, họ sẽ có xu hướng đầu tư tương lai của mình vào doanh nghiệp và cống hiến chăm chỉ để tạo ra những kết quả có lợi cho doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể kiến tạo nền văn hóa lành mạnh bằng cách khen thưởng những cá nhân sẵn sàng hỗ trợ những người xung quanh họ và phấn đấu tạo ra một văn hóa làm việc tích cực. Thái độ và hành vi tích cực ở nơi làm việc là kết quả của kỹ năng quản lý hiệu quả và tích cực của bộ máy lãnh đạo doanh nghiệp. 

Theo FORBES

 
 
 


Chương trình đào tạo

7H.png

Giải pháp đào tạo và tư vấn
có tầm ảnh hưởng sâu rộng trên toàn cầu
nhằm kiến tạo "văn hóa hiệu quả"
cho lãnh đạo ở mọi cấp độ.



Xem ngay thông tin chi tiết về chương trình 

 
TẠI ĐÂY
 

 

 

 

* Không được rỗng
Danh xưng
* Không được rỗng
* Không được rỗng

Vui lòng đọc & chấp nhận chính sách bảo mật dữ liệu của PACE
Trang web này được bảo vệ bởi reCAPTCHA và áp dụng Chính sách quyền riêng tư cũng như Điều khoản dịch vụ của Google. Thông tin bạn chia sẻ với chúng tôi sẽ được sử dụng theo Chính sách Bảo mật dữ liệu của PACE.

Yêu cầu
giải pháp
hay tư vấn về
giải pháp

* Không được rỗng
Danh xưng
* Không được rỗng
* Không được rỗng
* Không được rỗng
* Không được rỗng

Vui lòng đọc & chấp nhận chính sách bảo mật dữ liệu của PACE
Trang web này được bảo vệ bởi reCAPTCHA và áp dụng Chính sách quyền riêng tư cũng như Điều khoản dịch vụ của Google. Thông tin bạn chia sẻ với chúng tôi sẽ được sử dụng theo Chính sách Bảo mật dữ liệu của PACE.